Ngân hàng cho vay tín chấp là thông tin được nhiều người tìm hiểu nhất hiện nay. Vay tín chấp là gì? Vay như thế nào và lãi suất ra sao? Top 10 ngân hàng cho vay tín chấp phổ biến nhất 2023 là nội dung mà Nguon Hang Tot sẽ trình bày ngay trong nội dung sau đây.
Vay tín chấp ngân hàng là gì?
Là hình thức cho vay của ngân hàng không đòi hỏi người đi vay phải dùng tài sản để đảm bảo. Thay vào đó, ngân hàng sẽ căn cứ vào uy tín, thu nhập và lịch sử tín dụng để quyết định và duyệt khoản vay, cụ thể gồm các yếu tố sau:
- Uy tín cá nhân: Ngân hàng sẽ dựa vào địa vị, chức vụ của người vay trong công ty nơi đang làm việc.
- Uy tín của đơn vị/tổ chức: nơi mà người vay đang làm việc.
- Thu nhập: Nguồn thu nhập chính đến từ những nguồn nào, mỗi tháng là bao nhiêu?
- Lịch sử tín dụng: Người làm hồ sơ vay đang có vay ở bất kỳ tổ chức tài chính nào khác không? Có từng trả nợ trễ kỳ hạn không (nợ xấu)?
- Mục đích vay tín chấp: phục vụ cho việc cưới hỏi, mua đồ tiêu dùng, du lịch,…
Thời hạn vay tín chấp từ 12 đến 60 tháng tùy vào ngân hàng và nhu cầu vay, theo đó, lãi suất và hạn mức vay cũng khác nhau.
Những lợi ích khi vay tín chấp
Khi vay vốn tín chấp, người vay có những lợi ích như sau:
- Thời gian duyệt hồ sơ vay nhanh, hình thức vay này không yêu cầu tài sản đảm bảo.
- Thủ tục và hồ sơ vay đơn giản, hồ sơ nhân thân và giấy tờ chứng minh thu nhập.
- Ngân hàng không tìm hiểu mục đích vay.
- Thời gian giải ngân nhanh: Khi hồ sơ đầy đủ ngay từ đầu chỉ cần 1-2 ngày thẩm định, sau đó ngân hàng sẽ giải ngân số tiền vay.
- Số tiền được vay khá cao tùy theo thời điểm và hồ sơ vay.
- Ngân hàng cho vay tín chấp có lãi suất sẽ được quản lý chặt chẽ và rõ ràng hơn so với tín dụng đen.
Các hình thức vay tín chấp hiện nay
Vay tín chấp tại ngân hàng hiện đang có các hình thức sau:
Phân loại theo giấy tờ dùng để làm hồ sơ vay
- Sử dụng bảng lương / HĐ lao động.
- Vay tín chấp thông qua bảng sao kê tài khoản ngân hàng.
- Dùng Hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ.
- Vay tín chấp bằng cà vẹt xe.
- Sử dụng Hóa đơn tiền điện để vay.
- Sử dụng sao kê thẻ tín dụng để vay tín chấp.
- Vay tín chấp bằng Hợp đồng tín chấp.
Phân loại theo đối tượng vay
Đối tượng vay được chia thành 2 nhóm:
- Vay cá nhân: Mục đích các nhân sử dụng khoản vay để phục vụ cho việc trang trải cuộc sống, mua sắm các thiết bị gia dụng, mua xe, mua nhà,…
- Vay cho doanh nghiệp: mục đích là bổ sung vốn, đầu tư hoặc mua tài sản cố định và xây dựng cơ sở vật chất,… phục vụ cho mục đích kinh doanh.
Phân loại vay theo sản phẩm
Hiện tại vay tín chấp ngân hàng có các sản phẩm vay như sau:
- Vay tiền mặt để tiêu dùng: Là sản phẩm vay với mục đích chi tiêu cá nhân như đóng học phí, sửa nhà, trang trải cuộc sống,… Sau khi ngân hàng duyệt, tiền giải ngân sẽ được chuyển khoản hoặc tiền mặt theo đề nghị của người vay.
- Vay mua hàng trả góp: Người vay cần trả 10% – 50% giá trị của món hàng tùy đơn vị bán hàng. Phần tiền còn lại sẽ được tổ chức tài chính thanh toán. Phần còn lại người vay sẽ phải trả góp đều đặn theo từng tháng cho đến khi hết số tiền đã vay và phí và lãi.
- Vay thấu chi: là sản phẩm vay chỉ áp dụng tại các ngân hàng. Ngân hàng sẽ cho phép người vay chi tiêu vượt số tiền hiện có trong tài khoản hiện có. Lãi suất vay sẽ được tính trên số tiền vượt mức mà người vay đã chi tiêu.
- Vay cho hoạt động kinh doanh: Bổ sung vào nguồn vốn lưu động hoặc các hoạt động phục vụ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp vay.
Vay tín chấp và vay thế chấp khác nhau thế nào?
Vay thế chấp và vay tín chấp giống hay khác nhau, hãy cùng tìm hiểu sau đây.
Tiêu chí | Vay tín chấp | Vay thế chấp |
Đặc điểm | – Là hình thức vay không yêu cầu tài sản đảm bảo.
– Dựa vào uy tín và năng lực trả nợ của cá nhân/doanh nghiệp đi vay. |
– Là hình thức vay phải có tài sản đảm bảo như đất, nhà, xe,…
– Tài sản phải thuộc sở hữu của người đi vay, được ngân hàng thẩm định giá. |
Tài sản đảm bảo | Không cần tài sản đảm bảo. | Phải có tài sản đảm bảo theo quy định của tổ chức cho vay như sổ đỏ, ô tô,… |
Lãi suất | Cao. | Thấp và giảm dần. |
Thời gian vay | Ngắn hơn. Thông thường, thời gian vay tối đa là 5 năm. | Dài hơn, có thể lên đến 35 năm. |
Hạn mức cho vay | Thấp, tối đa là 300 – 500 triệu tùy vào tổ chức tài chính | Cao. Hạn mức vay là 70% – 100% tổng giá trị tài sản đảm bảo. |
Thời gian xét duyệt | Nhanh chóng. | Lâu hơn vì phải thẩm định giá trị của tài sản đảm bảo. |
Thủ tục, hồ sơ đăng ký | Đơn giản. | Phức tạp. |
Muốn vay tín chấp phải làm thế nào?
Mỗi một ngân hàng/công ty tài chính đều có các quy định cụ thể cho từng nhóm đối tượng và các trường hợp cụ thể. Nhằm đảm bảo lợi ích cho công ty tài chính lẫn cho khách hàng vay tín chấp, người vay cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau để vay tín chấp:
- Phải có nguồn/ mức thu nhập ổn định, cố định đủ khả năng trả nợ. Mức thu nhập tối thiểu sẽ phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng. Khả năng chi trả của người vay được đánh giá thông qua bảng sao kê lương.
- Không có nợ xấu tại bất kỳ một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào.
- Một số yêu cầu cơ bản: là công dân Việt Nam độ tuổi từ 22 – 60 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại địa điểm của tổ chức cho vay, CCCD.
- Trong trường hợp vay ở nhiều ngân hàng hoặc công ty tài chính khác nhau, ngân hàng sẽ xem xét khả năng trả nợ để quyết định duyệt cho vay hay không.
Top 10 Ngân hàng cho vay tín chấp lãi suất tốt nhất năm 2023
Sau đây là danh sách các ngân hàng hiện đang có hình thức vay tín chấp với lãi suất tốt nhất thời điểm năm 2023:
Ngân hàng Vietcombank
VCB, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã đưa ra mức lãi suất vay tín chấp cạnh tranh trong khoảng 10 – 12%/năm. Hạn mức vay tín chấp có thể được duyệt cao gấp 12 lần lương, cao nhất đến 500 triệu đồng, thời hạn từ 5 đến 10 năm.
Ngân hàng VP Bank
VPBank là ngân hàng cho vay tín chấp với lãi suất từ 14%/ năm, tính theo dư nợ giảm dần của từng khoản vay. Hạn mức khoản vay cao, lên đến 10 lần mức lương hàng tháng. Đối tượng khách hàng của VPBank là những người vay có thu nhập từ lương tối thiểu là 5 triệu đồng.
Ngân hàng Sacombank
Vay tín chấp tại Sacombank có hạn mức cao lên đến 16 lần thu nhập hàng tháng, tối đa là 500 triệu đồng. Lãi suất vay tín chấp dao động từ 9,6% đến 11% / 1 năm.
Ngân hàng TP Bank
Với mức lãi suất ưu đãi dao động từ 10,8% – 17%/ năm, TPBank được xem là một trong những ngân hàng có mức lãi suất vay tín dụng tốt nhất hiện nay. Khách hàng của TPBank là đối tượng khách hàng có thu nhập từ lương tối thiểu 3 triệu đồng. Mức vay cao đến 10 lần thu nhập, thời hạn tối đa 48 tháng.
Ngân hàng MSB
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đang cung cấp gói vay tín chấp với hạn mức cao tối đa lên đến 500 triệu đồng, thời hạ từ 1 – 5 năm tùy vào mục đích vay vốn. Lãi suất từ 0,8 – 1,3%/tháng, sẽ được giảm nếu bạn vay vào các dịp ưu đãi, khuyến mãi của ngân hàng MSB.
Ngân hàng BIDV
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV hiện có thủ tục vay đơn giản, thời gian xử lý nhanh chóng. Các khoản vay tại ngân hàng có thời hạn đến 84 tháng, hạn mức vay cao gấp 15 lần thu nhập hàng tháng, tối đa 500 triệu đồng.
Ngân hàng OCB
Vay tín chấp của ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) có lãi suất vay tín chấp từ 1,67% ~2,92%/tháng. Bên cạnh đó, khách hàng có thể vay tín chấp online với thời hạn linh hoạt từ 6 – 36 tháng, hạn mức vay có thể cao gấp 7 lần lương.
Ngân hàng Techcombank (TCB)
Các khoản vay tín chấp tại ngân hàng có hạn mức vay tối đa 300 triệu, khoản vay hơn 10 lần thu nhập hàng tháng, thời gian chi trả 6 đến 60 tháng. Điều kiện vay tín chấp tại Techcombank là mức thu nhập từ 5 triệu đồng trở lên.
Công ty tài chính SHB Finance
Thủ tục vay online đơn giản với điều kiện vay tại Công ty tài chính SHB Finance đơn giản. Lãi suất vay dao động từ 1.81% – 2.7%/ tháng. Hạn mức vay lên đến 70 triệu đồng, thời hạn vay từ 6-36 tháng.
Công ty tài chính Mcredit
Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) hiện đang cung cấp nhiều gói vay tín chấp với lãi suất vay tín chấp dao động trong khoảng 1,76% – 3,22%/tháng. Hạn mức vay lên đến 100 triệu đồng, kỳ hạn từ 3 – 36 tháng.
Những lưu ý khi vay tín chấp bạn cần biết
- Đọc kỹ nội dung trước khi ký kết hợp đồng vay: các điều khoản trong hợp đồng sẽ có các mức phí phát sinh trong khi vay, cũng như các điều khoản ràng buộc người vay và tổ chức tài chính.
- Lựa chọn ngân hàng uy tín và đáng tin: Tìm hiểu và cân nhắc các điều khoản, chính sách hỗ trợ và mức độ bảo mật thông tin người vay khi sử dụng dịch vụ vay của ngân hàng.
- Không nên vay quá nhiều ngân hàng/công ty tài chính: Tuy không có quy định cấm người vay tín chấp ở nhiều ngân hàng/tổ chức tài chính.
- Cân nhắc kỹ khả năng trả nợ: tự đánh giá khả năng trả nợ theo mức thu nhập và nhu cầu chi tiêu hàng tháng.
- Chuẩn bị hồ sơ kỹ càng: Không chuẩn bị kỹ hồ sơ hoặc quên điền một vài thông tin sẽ mất thời gian làm lại.
- Tìm hiểu cách tính lãi suất: Vay tín chấp có mức lãi suất khá cao, mỗi ngân hàng sẽ có lãi suất và cách tính vay khác nhau. Cơ bản sẽ có 2 cách tính lãi suất: dựa trên dư nợ gốc hoặc dựa trên dư nợ giảm dần.
Mức lãi vay tín chấp tại các ngân hàng hiện nay
Sau đây là Bảng lãi suất vay tín chấp tại các ngân hàng Việt Nam, bạn có thể tham khảo:
Ngân hàng | Lãi suất | Thời hạn |
Techcombank | 7.99% – 8.49% | 12 tháng |
BIDV | 11.9% | 12 tháng |
VPBank | 14% | 12 tháng |
TPBank | 10.8% – 17% | 12 tháng |
Sacombank | 9.6% – 11% | 12 tháng |
Vietinbank | 9.6% | 12 tháng |
Agribank | 7.2 – 12% | 12 tháng |
HSBC | 14% – 16% (theo dư nợ giảm dần) | 12 tháng |
TPBank | 10.8% – 17% | 12 tháng |
Vietcombank | 7.2% – 16% | 12 tháng |
*Thông tin bảng lãi suất trên chỉ mang tính chất tham khảo, mức lãi suất có thể thay đổi theo ngân hàng và thời điểm.
Công thức tính lãi suất vay tín chấp ngân hàng
Cách tính lãi suất vay tín chấp tại ngân hàng dựa trên dư nợ gốc và ví dụ minh họa:
Lãi suất sẽ dựa trên dư nợ gốc
Cách tính lãi suất chỉ căn cứ vào số tiền vay ban đầu. Theo đó, khách hàng sẽ trả một số tiền lãi như nhau trong mỗi kỳ thanh toán và không thay đổi theo thời gian.
Công thức tính lãi suất dựa trên dư nợ gốc:
Tiền lãi hàng tháng = Số tiền đã vay x Lãi suất vay/Thời gian vay
Tổng tiền phải trả hàng tháng = Số tiền đã vay/Thời gian cần vay + Tiền lãi hàng tháng. |
Ví dụ minh họa: Vay tín chấp 60 triệu đồng/ trong 12 tháng/ lãi suất 12%/năm:
- Tiền lãi cần trả mỗi tháng= (60.000.000 x 12%)/12 tháng = 600.000 đồng.
- Vậy tổng số tiền bạn cần trả mỗi tháng = (60.000.000/12 tháng) + 600.000 = 5.600.000 đồng.
Cách tính lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần và ví dụ minh họa
Lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần: dựa vào số dư nợ hiện tại (sau khi đã trừ vào số tiền gốc đã trả vào kỳ trước). Theo đó, tiền lãi ở mỗi kỳ thanh toán sẽ khác nhau và được giảm dần hàng kỳ.
Công thức tính lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần:
Tiền lãi tháng đầu = Số tiền đã vay x Lãi suất vay theo tháng.
Tiền gốc hàng tháng = Số tiền đã vay/Thời gian vay tính theo tháng. Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay theo tháng. |
Ví dụ minh họa: Vay ngân hàng 50 triệu đồng/ trong 12 tháng/ lãi suất 20%/năm:
- Tiền gốc phải trả hàng tháng = 50.000.000/12 = 4.166.667 đồng.
- Tiền lãi tháng đầu = (50 triệu x 20%)/12 = 833.333 đồng.
- Tiền lãi tháng thứ 2 = (50.000.000 – 4.166.667) x 20%/12 = 763.889 đồng.
- Tiền lãi các tháng còn lại cũng được tính tương tự cách tính tiền lãi tháng 2.
Vay tín chấp theo lương lãi suất thấp cần những điều kiện gì?
Để có thể vay tín chấp theo lương lãi suất thấp, khách hàng phải cung cấp thông tin liên quan đến nơi làm việc + sao kê tài khoản từ 3 – 6 tháng. Đối với người vay là công chức nhà nước, cần phải có quyết định hệ số lương, ngân hàng sẽ xét duyệt và quyết định số tiền và thời hạn vay. Hiện nay, các ngân hàng thường sẽ yêu cầu mức thu nhập hàng tháng từ 5 – 6 triệu đồng. Cụ thể:
- Ngân hàng BIDV + Vietcombank: Mức lương hàng tháng 3 triệu.
- Ngân hàng Citibank: Mức lương tháng 10 triệu.
- Ngân hàng Vietinbank: Mức lương hàng tháng 3,5 triệu.
- Ngân hàng ANZ: Mức lương mỗi tháng là 8 triệu.
Như vậy, các ngân hàng đang cung cấp gói vay tín chấp theo lương lãi suất thấp gồm: BIDV, Vietcombank, Vietinbank.
Vay tín chấp tại ngân hàng và công ty tài chính có gì khác nhau?
Bên cạnh việc lựa chọn vay tín chấp tại các ngân hàng, người vay còn có thể tham khảo thêm các gói vay tiêu dùng tại các công ty tài chính: Home Credit, FE Credit, MCredit,… Tham khảo sự khác nhau giữa vay tín chấp tại ngân hàng và vay tín chấp tại các công ty tài chính.
Hạng mục | Vay tín chấp qua ngân hàng | Vay tín chấp qua công ty tài chính |
Thủ tục vay | Thủ tục vay thường phức tạp hơn khi khách hàng cần chứng minh rõ về khả năng trả nợ thông qua thu nhập của mình. | Thủ tục đơn giản hơn khi khách hàng chỉ cần một trong số giấy tờ tùy nhân như CMND/ CCCD hoặc bằng lái xe, sổ hổ khẩu,… |
Hạn mức cho vay | Hạn mức cho vay đa dạng, dao động từ 10 triệu đến 500 triệu đồng. | Hạn mức cho vay cao nhất là 100 triệu đồng. |
Mục đích vay | Ngân hàng chỉ cung cấp các khoản vay lớn khoản vay thế chấp, mua nhà, mua ô tô,… | Công ty tài chính có các khoản vay ở nhiều lĩnh vực như vay mua xe ô tô, xe máy, đồ gia dụng, thiết bị điện tử, chăm sóc sức khỏe,… nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. |
Lãi suất vay | Lãi suất vay tín chấp ngân hàng dao động từ 8% – 20%/năm. | Lãi suất vay tín chấp qua công ty tài chính dao động từ 12% đến 22%/năm. |
Khác với vay tín chấp tại ngân hàng, các công ty tài chính còn hỗ trợ các khoản vay online rất tiện lợi và thời gian vay cực kỳ nhanh chóng.
Trên đây là Top 10 ngân hàng cho vay tín chấp phổ biến nhất 2023 và các thông tin liên quan cần biết. nguonhangtot.com.vn hy vọng, bạn đọc quan tâm đã hiểu được phần nào chi tiết hơn về vay tín chấp tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Tham khảo ngay: Top 6 địa chỉ vay tiền mặt nhanh chỉ cần CMND, trả góp tháng